You are here

Nhiều luồn sóng trái chiều nổi lên về vấn đề nhập cư Mỹ mới được tổng thống mới nhậm chức đưa ra

Tổng thống Trump vừa  lên nhậm chức thì đã tạo ra và đưa ra nhiều vấn đề làm cho nhiều người hoang mang, cũng như là gây xôn xao dư luận. Đặc biệt là vấn  đề nhập cư Mỹ được nhắc đến nhiều. Mọi người trong nước và trên thế giới cảm thấy hoang mang, liệu rằng Hoa Kỳ có còn là một “hợp chuẩn quốc”. Nhưng về bản chất của việc nhập cư thì nó góp một phần không hề nhỏ về mặt kinh tế trong đất nước phát triển này.

  1. Hoa Kỳ được rất nhiều lợi íich từ những người nhập cư đem lại:

Theo như The New York Times thì đã chỉ ra đưa nhiều bằng chứng nói lên được những lợi ích mà nhập cư Mỹ đem lại, số lượng nygười nhập cư ở nước đó cao và đa dạng thì dẫn đến có kinh tế mạnh hơn, hiệu quả lao động cao hơn và nhiều sáng tạo hơn. Ở ngay trong một đất nước, những vùng có phần lớn là người nhập cư thì kinh tế đi lên nhanh hơn. Điều đó không xa lạ ở Hoa Kỳ, những bang mở cửa đón nhận người nhập cư và vì vậy cũng phát triển hơn, kinh tế cao hơn như California, New Jersey, New York, Massachusetts, thủ đô Washington D.C., bang Washington, Connecticut, Delaware, Illinois và Hawaii; về khía cạnh hoàn toàn khác là các bang nghèo hơn Mississippi, Kentucky, South Dakota, Louisiana, Wyoming, Oklahoma, Tennessee, Arkansas, Alabama và Montana.

Tổ chức Đối tác vì nền kinh tế Hoa Kỳ mới (Partnership for a New American Economy – PNAE) – quy tụ 500 chuyên gia đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ, chuyên gia độc lập, nhiều thị trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp, phân tích số liệu thống kê của U.S. Census gần đây, nó chỉ ra rằng năm 2014 cộng đồng người nhập cư Mỹ có 26 triệu lao động, thu nhập tổng cộng 1.300 tỉ đô la Mỹ, đóng thuế địa phương và tiểu bang 105 tỉ đô la, đóng thuế liên bang 224 tỉ đô la và có sức tiêu thụ 927 tỉ đô la. Jeremy Robbins, Giám đốc điều hành PNAE, nói: “Người nhập cư là bộ phận tối cần thiết làm nên sự vận hành của nền kinh tế Mỹ. Họ thúc đẩy mọi lĩnh vực công nghiệp ở quốc gia này”. Ngay cả 11 triệu người định cư trái quyền mà chính quyền ông Trump lùng xục gay gắt để trục xuất cũng đóng góp hơn 11,6 tỉ đô la tiền thuế mỗi năm khi mua sắm hàng hóa, thuê nhà ở…, theo số liệu của Viện Thuế và Chính sách kinh tế (ITEP).

Viện Chính sách kinh tế (Economy Policy Institute – EPI) cũng đưa ra con số như vậy. Theo EPI, người nhập cư chiếm 13% tổng dân số Mỹ nhưng làm ra 15% GDP. “Nếu tất cả người nhập cư biến mất khỏi lực lượng lao động Mỹ trong ngày mai, nền kinh tế sẽ lâm vào thảm họa”, báo cáo của EPI viết.

“Người nhập cư là bộ phận tối cần thiết làm nên sự vận hành của nền kinh tế Mỹ. Họ thúc đẩy mọi lĩnh vực công nghiệp ở quốc gia này”.

Nhiều học giả cũng không đồng thuận quan điểm lao động nhập cư làm người dân gốc Mỹ thất nghiệp và lôi theo số lương thụt lùi của Chính phủ Mỹ và những người chống nhập cư. Ông David Kallick, Giám đốc nghiên cứu về nhập cư của Viện Chính sách tài khóa (Fiscal Policy Institute), chia sẻ như sau: “Điều lạ lùng là các nghiên cứu nối tiếp nhau đều chứng minh rằng, nhập cư đã thật sự cải thiện lương bổng của người lao động Mỹ bản xứ, cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho công nhân Mỹ bản xứ. Sự thật là người nhập cư đẩy lao động Mỹ bản xứ lên nấc cao hơn trên thang bậc lao động chứ không phải đẩy họ khỏi thị trường lao động.

Người nhập cư từ ngoài vào thường có điểm như là họ có ý chí khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro và tính sáng tạo. Số liệu ở năm 2010 chỉ ra rằng 10,5% số người nhập cư có doanh nghiệp riêng so với chỉ 9,3% số người bản xứ và trong 10.000 người nhập cư thì có tới 62 người đã hoặc có định hướng cho sự nghiệp riêng của họ, con số gấp hai tỷ lệ ở người bản xứ. Rất nhiều người nhập cư và con cái họ đã trở thành những doanh nhân thành đạt có tên tuổi trên toàn cầu như là những đại diện sáng chói của nền kinh tế Mỹ một số ví dụ: Steve Jobs – nhà sáng lập tập đoàn Apple là con của một người nhập cư Syria, nhà sáng lập Google (nay là Alphabet) Sergei Brin sinh ra ở Moscow (Nga)…

  1. Hạn chế nhập cư vào Mỹ diễn ra sôi nổi:

Ngài Donald Trump, thi hành những tuyên bố đưa ra khi bầu cử tổng thống, đã nhanh chóng ban hành các sắc lệnh hạn chế người nước ngoài nhập cư Mỹ như: quyết định xây bức tường biên giới ngăn cách với Mexico, đình chỉ nhập cảnh vào Mỹ công dân thuộc bảy nước có đa số là người Hồi giáo; truy lùng và trục xuất những người cư trú bất hợp pháp (undocumented immigrants) ở Mỹ… không đồng tình với các sắc lệnh, tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ số 9 tại San Francisco đã ra quyết định tạm ngưng thực hiện chính sách của Tổng thống Trump đưa ra vừa qua.

Lí do thiết yếu làm nền tảng cho chính sách hạn chế người nhập cư Mỹ của Chính phủ Mỹ là người nhập cư chiếm gần như hầy hết công việc của người bản xứ, làm năng suất lao động đi xuống, hệ lụy đến mức lương xuống trong khi khiến cho chi phí phúc lợi xã hội vụt cao. Kết quả đã thúc đẩy làm kinh tế Mỹ đi lên chậm hơn. Vào hôm 8-2 tại buổi họp báo về dự luật RAISE, hai thượng nghị sĩ này công bố một văn bản nhận định: “Việc đông đảo người lao động có tay nghề thấp ùa vào Mỹ kéo dài suốt một thế hệ là yếu tố quan trọng tạo áp lực giảm mức lương của người Mỹ, với mức lương của những người nhập cư gần đây bị ảnh hưởng nặng nhất. Tiền lương cho người Mỹ có bằng trung học giảm 2% kể từ cuối thập niên 1970, và giảm gần 20% cho những ai không học xong trung học. Tình trạng tiền lương sụt dốc có nguy cơ tạo ra một thành phần nghèo khổ vĩnh viễn trong xã hội, và với những người này, giấc mơ Mỹ luôn luôn là một điều ngoài tầm tay với”, theo trích dẫn của nguoi-viet.com.

Người nhập cư từ ngoài vào thường có điểm như là họ có ý chí khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro và tính sáng tạo.
  1. Những cáh để mang nước Mỹ trở lại như trước:

Kennedy thuộc Đại học Harvard đối chiếu hiệu quả của “tự do hóa thương mại” và “tự do hóa lao động” đã kết luận: Nếu lao động được tự do luân chuyển giữa các nền kinh tế thì tổng sản lượng kinh tế toàn cầu có thể tăng gấp đôi. Giáo sư Dani Rodrik của trường Harvard nói: “Nếu xét về hiệu quả làm gia tăng chiếc bánh kinh tế thì các nhà đàm phán tự do thương mại nên vứt bỏ hết nghị trình mà dành thời gian tìm kiếm thỏa thuận cho phép lao động từ nước nghèo được tham gia thị trường lao động ở các nước giàu”. Đưa ra các biện pháp mạnh để hạn chế nhập cư, theo ông Clemens ở Trung tâm Phát triển toàn cầu, việc này đã làm thế giới mất đi nhiều ngàn tỉ đô la mỗi năm. Theo ông, chỉ cần 5% dân số các nước nghèo được định cư ở các nước giàu thì lợi ích kinh tế đã cao hơn nhiều so với việc hủy bỏ tất cả các rào cản thương mại và đầu tư.

Vì vậy, theo The New York Times, để “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” khẩu hiệu của Tổng thống Trump, Mỹ cần chào đón nồng nhiệt với người nhập cư thay cho cấm cản họ bằng tất cả các cách như chính phủ của ông Trump đang làm.

Tưởng cần lưu ý rằng, không chỉ nước Mỹ và không chỉ chính quyền của ông Trump hay đảng Cộng hòa mới có khuynh hướng chống nhập cư. Một cuộc khảo sát của tổ chức Pew Research năm 2010 phát hiện ba phần tư số người Mỹ, 66% số người Đức, 77% số người Venezuela và 89% số người Nam Phi tán thành các biện pháp biên giảm nhập cư. Phong trào phản đối người nhập cư cũng là cái căn bản chính thúc đẩy cử tri Anh quốc bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit) giữa năm ngoái và là nhân tố chính trị thiết yếu trong các cuộc tổng tuyển cử ở Đức và Pháp trong năm nay.

Mỹ cần chào đón nồng nhiệt với người nhập cư thay cho cấm cản họ bằng tất cả các cách như chính phủ của ông Trump đang làm.

Các hình thức đưa ra như chào đón những người dân nhập cư hay dựng lên một rào cản để hạn chế hay ngăn chặn họ, đều không phải là nưhxng giải pháp tối ưu và không phải là biện pháp. Một chính sách thu nhận lao động nhập cư có thời hạn và có biện pháp buộc họ hồi hương khi kết thúc hợp đồng có thể là lựa chọn tốt hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

 

Related posts

Leave a Comment