You are here

Bất chấp hạnh phúc để được định cư Mỹ

Không cần tốn kém đầu tư, không cần thực hiện đề án kinh doanh mà vẫn có thể định cư nước ngoài là những ưu thế khiến việc kết hôn giả được nhiều người ưa chuộng. Dù tương đối dễ dàng nhưng không thể phủ nhận đây là hành động phạm pháp và người vi phạm có thể bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

 Mỹ nằm trong top những quốc gia được nhiều người lựa chọn để thực hiện việc kết hôn giả để định cư Mỹ. Một bản khảo sát của Sở Di trú Mỹ vào năm 1980 cho thấy, khoảng 30% trường hợp kết hôn bị nghi là giả. Dù cuộc khảo sát còn nhiều thiếu sót nhưng kết quả của nó đã khiến cho Sở Di trú Mỹ đặt mục tiêu hàng đầu là phát hiện gian lận hôn nhân. Mục tiêu đó hiện vẫn giữ vững vị trí của mình.

 Kết hôn giả để định cư Mỹ

 Mỹ nằm trong top những quốc gia được nhiều người lựa chọn để thực hiện việc kết hôn giả để định cư Mỹ

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Mỹ sẽ yêu cầu rất nhiều bằng chứng để chứng minh một cuộc hôn nhân giữa công dân Mỹ và người nước ngoài là thật. Những bằng chứng đó bao gồm hồ sơ của gia đình hai bên và những cuộc phỏng vấn cá nhân một cách chi tiết. Với những cặp đôi kết hôn thành công nhưng thời gian kết hôn dưới hai năm, khi thẻ xanh của họ đã được công nhận hoặc khi cả hai bên đã đặt chân vào Mỹ, cơ quan này sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc kiểm tra hôn nhân kéo dài hai năm.

Bà Vân (ở quận 5, TP.HCM) đưa cho anh Phí Văn Tần (đường Lê Hồng Phong, quận 10) bản hợp đồng với nhiều nội dung hứa hẹn với thời hạn 18 tháng sẽ được xuất cảnh đi Mỹ theo diện lấy vợ Việt kiều. Theo dàn dựng, anh Tần tổ chức đám cưới hoành tráng ở một nhà hàng, bà Vân sẽ chuyển các file ảnh của “cô dâu” về Việt Nam trước để anh Tần photoshop thành bộ ảnh cưới trang trí đặt ở nhà hàng.

Trước giờ cử hành hôn lễ 10 tiếng, cô dâu sẽ có mặt tại Việt Nam. Để hoàn tất thủ tục, ngoài 3.000 đôla đặt cọc làm thủ tục giấy tờ, anh Tần phải đưa thêm cho bà Vân 3.000 đôla nữa để đón “cô dâu” về… Đúng ngày, giờ tổ chức hôn lễ, đại diện nhà trai chờ mãi không thấy nhà gái xuất hiện, đành biến tiệc cưới thành mâm cơm gia đình. Sau nhiều ngày truy tìm, anh Tần mới té ngửa bà Vân đã bay sang Mỹ, để lại một hợp đồng ma với thiệt hại gần 15.000 đôla…

Qua nhiều bạn bè, bà Truong biết tay này từng kết hôn giả nhiều lần, lừa tiền nhiều người và một số người đành cam chịu mất tiền, làm việc không ăn lương, trốn chui lủi trong nhiều tiệm sửa xe, làm tóc ở bang Pennsylvania, trở thành kẻ sống bất hợp pháp định cư Mỹ.

Bà Jena Truong (người Long An) cũng kể câu chuyện bà 2 lần làm đăng ký kết hôn giả. Một lần tổ chức đám cưới với Việt kiều ở Mỹ nhưng khi sang đến nơi, mọi chuyện đổ bể, thẻ xanh không có được vì tay Việt kiều không thèm làm giấy tờ, hồ sơ nộp ở INS (Sở Di trú) cũng không có, số tiền 30.000 đôla đứng tên chung trong ngân hàng, chiếc xe Lexus mua chung trị giá 10.000 đôla cũng theo anh ta biến mất.

Qua nhiều bạn bè, bà Truong biết tay này từng kết hôn giả nhiều lần, lừa tiền nhiều người và một số người đành cam chịu mất tiền, làm việc không ăn lương, trốn chui lủi trong nhiều tiệm sửa xe, làm tóc ở bang Pennsylvania, trở thành kẻ sống bất hợp pháp định cư Mỹ.

Có ngăn được tình trạng cưới giả?

Điều 4 Luật Hôn nhân & Gia đình quy định: “…Cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi…”. Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn trong đó có các hành vi gian dối khi đăng ký kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng.

Có lẽ, do mức xử phạt quá nhẹ như vậy nên chuyện lợi dụng tiệc cưới để đạt các mục đích khác vẫn tiếp tục diễn ra mà không có tác dụng răn đe cũng như phòng ngừa. Đây là kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng đưa người sang lao động ở nước ngoài bất hợp pháp, như vụ 174 phụ nữ tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ra nước ngoài lao động thông qua hình thức kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan.

Luật sư Nguyễn Thạch Thảo – Công ty Lawsoft TP.HCM cho rằng, UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người tổ chức cưới phải có trách nhiệm xác định tính pháp lý khi cấp giấy đăng ký kết hôn để bảo vệ quyền lợi hai bên nam nữ. Vì thế, biện pháp để ngăn ngừa đám cưới giả bằng quy định tổ chức cưới phải có giấy kết hôn là thiếu thực tế, không thể coi là biện pháp để hạn chế tiêu cực.

Có những người chỉ muốn làm giấy tờ hợp pháp để trở thành công dân hạng 3 ở các nước phát triển, nhưng sau lại trở thành kẻ nhập cư Mỹ lậu trên đất khách quê người dù đã chi hàng chục nghìn đôla cho người làm hôn thú. Có người gặp phải trục trặc ngay khi làm thủ tục xuất cảnh bởi sự thẩm tra thông tin của cơ quan chức năng và không thể ra nước ngoài, vừa mất thời gian, công sức lại tốn tiền của.

Có những người chỉ muốn làm giấy tờ hợp pháp để trở thành công dân hạng 3 ở các nước phát triển, nhưng sau lại trở thành kẻ nhập cư Mỹ lậu trên đất khách quê người dù đã chi hàng chục nghìn đôla cho người làm hôn thú.

Có người sang đến Mỹ còn bị ép làm vợ thật, trở thành con ở cho nhà chồng mà quốc tịch thì mãi không được làm. Có người cuối cùng cũng có đủ giấy tờ, nhưng số tiền phải trả cao hơn gấp nhiều lần do người làm hôn thú tìm cách vòi vĩnh, hành hạ.

Cạnh đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ hoàn toàn có quyền đến thăm nhà của cặp vợ chồng mà họ đang theo dõi, trò chuyện với hàng xóm, phỏng vấn nhà tuyển dụng và tất cả những người liên quan đến cặp vợ chồng đó. Để công bằng và rõ ràng cho đôi bên, các cặp vợ chồng sẽ được chính phủ Mỹ cung cấp thông tin về các cuộc kiểm tra, những điều kiện để chứng minh hôn nhân là thật và những dấu hiệu khiến hôn nhân bị đặt vào vòng nghi vấn.

Một cuộc hôn nhân thật sự theo quan điểm của cơ quan này là khi hai bên có thể hòa hợp với nhau về ngôn ngữ, tôn giáo. Vợ chồng phải sống chung và làm mọi thứ cùng nhau. Ví dụ, họ đều phải gặp gỡ gia đình hai bên, cùng đi du lịch,cùng tổ chức tiệc sinh nhật, tham gia cùng một câu lạc bộ, có quan hệ tình dục và có con. Vợ chồng nên thể hiện sự tin tưởng với nhau bằng cách chia sẻ tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, quyền sở hữu tài sản (nhà, ô tô,…).

Do vậy, những người có ý định định cư Mỹ nên cân nhắc các chương trình nhập cư hợp pháp khác như Skilled Worker (nhập cư diện tay nghề) hay EB-5 (chương trình đầu tư định cư Mỹ)… để vừa đạt được mong muốn, vừa tránh những hậu quả không đáng có.

 

Ngoài việc diễn tả sự hòa hợp trên bằng cách trả lời phỏng vấn, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu hai bên cung cấp bằng chứng. Bằng chứng đó có thể là bản sao hợp đồng cho thuê nhà, tài khoản ngân hàng và giấy chứng sinh của con cái. Những bằng chứng này sẽ được kiểm tra chéo với lời khai của nhân chứng (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp…) và với các bản kê khai trước đó.

Quan điểm về cái gọi là “hôn nhân thật” của chính phủ Mỹ không được quy định một cách chi tiết trong các văn bản luật. Họ chỉ đơn thuần tạo ra khái niệm này cũng như các quy chuẩn kiểm tra dựa trên các vụ hôn nhân giả diễn ra trước đó và kinh nghiệm từ luật sư. Ứng viên có thể không cần phải đáp ứng được tất cả yêu cầu từ chính phủ nhưng tất nhiên, nếu đáp ứng được càng ít, khả năng bị thẩm tra lại nhiều lần sẽ càng cao.

Những người cố tình thực hiện hành vi kết hôn giả (bao gồm cả vợ và chồng) sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 5 năm, nộp phạt một khoản tiền 250.000 USD. Riêng với công dân nước ngoài, họ có thể bị hủy bỏ tư cách thường trú nhân, trục xuất về nước và cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Mỹ.

Do vậy, những người có ý định định cư Mỹ nên cân nhắc các chương trình nhập cư hợp pháp khác như Skilled Worker (nhập cư diện tay nghề) hay EB-5 (chương trình đầu tư định cư Mỹ)… để vừa đạt được mong muốn, vừa tránh những hậu quả không đáng có.

Nghi Phương

Related posts

Leave a Comment