Ngày nay các công việc để định cư Châu Âu được mở cho tất cả các ứng viên trên toàn cầu vì đảm bảo cái gọi là “equal oppotunities”, đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ mọi nơi ở một số lĩnh vực với chi phí thấp.Chuyện kiếm tìm một cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp để định cư Châu Âu với tấm bằng đại học trên tay của bản thân blogger Trangvivi và những người bạn của cô ở Phần Lan. Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ở Phần Lan đối với sinh viên Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Thứ nhất, người Phần Lan vẫn ưu tiên người Phần hơn trong việc tuyển dụng. Dù người Phần có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thoải mái, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ vẫn là một rào cản trong công việc, nó ảnh hưởng tới cách thức tổ chức công ty, các cuộc họp, hoạt động…
Qua hàng rào visa định cư Châu Âu gặp ngay rào cản hết việc làm
Các doanh nghiệp ở Phần Lan cũng đang đương đầu với những thử thách lớn từ khủng hoảng kinh tế. Ngay cả ở những tập đoàn lớn cũng đã phải cắt giảm nhân sự như Nokia, Finnair, Metso. Nokia thậm chí còn phải bán mình cho Microsoft. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, triển vọng vào các công ty tập đoàn lớn của Phần Lan là khá thấp. Tuy nhiên, có khó khăn thì cũng có những tín hiệu khả quan. Về mặt xã hội, dân số Phần Lan là dân số già nên trong một vài năm tới thị trường lao động sẽ cần phải bổ sung nhiều nguồn lực mới. Gần đây, một vài thành viên trong chính phủ Phần Lan cũng đã lên tiếng ủng hộ việc tuyển dụng thêm người nhập cư vào thị trường lao động của phần lan.

Một tín hiệu khác đó là việc một hệ thống các công ty mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và games, đang phát triển khá mạnh mẽ. Những công ty này cũng dễ chấp nhận tuyển dụng người nước ngoài hơn các công ty lớn. Sự sụp đổ của Nokia là một nỗi thất vọng lớn nhưng cũng thắp lên hi vọng mới cho nền kinh tế Phần Lan vốn từ lâu đã phụ thuộc vào công ty này. Ngày nay nhiều nhân viên trưởng thành từ Nokia đang bắt tay vào thành lập những công ty start-up. Hi vọng trong tương lai không xa họ sẽ tuyển dụng nhiều hơn.
Và bên cạnh đó mức lương tối thiểu mà người non-EU phải thỏa thuận được ở mức rất cao. Ví dụ brutto 40-45 ngàn euro/ năm ở Đức và brutto 60 ngàn euro/năm ở Ireland. Có thể mức thấp hơn cho một số vị trí ngành nghề quy định (chủ yếu ngành kỹ thuật cao, sau tiến sĩ để tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức thuê lao động chất lượng cao từ non-EU với giá thấp). Ví dụ: Ireland cho phép thuê kỹ sư IT ở mức brutto 35 ngàn euro tuy nhiên khả năng đoàn tụ gia đình cho vợ con lại bị hạn chế và trì hoãn cho tới khi mức lương cải thiện hoặc phải chờ 1-2 năm mới được xem xét.

Với tất cả các điều kiện trên một người non-EU mới có thể được cấp Green card/Blue card để hành nghềvà định cư Châu Âu. Từ đó mới tiến tới xin visa và các thủ tục nhập cư, đoàn tụ. Nhưng sẽ là có ngoại lệ với trường hợp bạn du học tại nước sở tại và ở lại xin việc sau đó. Ở Đức sẽ cấp cho bạn visa 1,5 năm để tìm việc sau khi tốt nghiệp; và cấp lại visa 06 tháng cho bạn trở lại xin việc. Dù mức lương của bạn không cao như quy định nói trên nhưng đúng ngành nghề được đào tạo là bạn đã có thể có cơ hội phát triển sự nghiệp và định cư lâu dài. Ngoài ra bạn đã ở nước đó nên không phải trải qua hàng rào thủ tục visa xin việc nhập cư. Bạn là sản phẩm giáo dục của nước sở tại nên được khuyến khích tận dụng sử dụng mà không bị nhà nước bắt bẻ nộp phí phạt.
Một lối đi khác để định cư Châu Âu dễ dàng
Một cơ hội khác để dễ dàng định cư Châu Âu mà bạn nên cân nhắc đó là tự mở công ty cho riêng mình. Theo truyền thống, người nước ngoài thường mở nhà hàng chuyên bán đồ ăn nước họ, tuy nhiên với xu thế công nghệ hiện nay, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến các hoạt động kinh doanh khác hơn từ việc nhìn nhận cơ hội từ thị trường Việt nam, Phần lan, và khả năng bản thân mình. Một cô bạn tôi sau khi học ở đại học Vaasa đã chuyển qua tìm cơ hội ở Hà Lan. Sau một năm rong ruổi tìm việc, cô đã quyết định tự kinh doanh bằng cách mở các workshop dạy nấu đồ ăn Việt nam đồng thời cung cấp các dịch vụ như dạy nấu ăn và giới thiệu văn hoá tại các gia đình. Đây là một bước chuyển sự nghiệp khá thú vị.

Tôi biết một chị bạn người Việt tốt nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội và qua đây học Thạc sĩ về IT bằng học bổng NordSecMod. Khi chị nộp hồ sơ cho một công ty start-up, họ từ chối vì nói chị không phù hợp vào vị trí công việc đó. Nhưng do đặc thù ngành này, chị đề nghị công ty này giao cho chị một nhiệm vụ để làm trong một khoảng thời gian nhất định. Chị hoàn thành nhiệm vụ đó và công ty cảm thấy hài lòng nên đã nhận chị vào làm. Sau một thời gian làm việc chị đã lên làm Quản lý dự án kiêm luôn việc đào tạo nhân viên mới.
Có những bạn sinh viên Việt nam chủ yếu học IT cũng đã tìm được việc ở Phần lan. Về các lĩnh vực khác thì tôi không rõ lắm vì tôi cũng không quen nhiều người ở đây.Lại có một câu chuyện về một anh bạn khác người Ecuador học chương trình về Global IT Management cùng trường tôi ở Turku. Trước đây, khi ở Ecuador anh cũng học về Quản lý công nghệ thông tin. Trong vòng 3 năm học thạc sỹ, anh đã quen chị người yêu Phần lan và cũng học tiếng Phần kể từ đó. Sau khi tốt nghiệp, anh lên Helsinki tìm việc và được nhận vào ngân hàng Nordea – một trong những ngân hàng lớn ở Phần Lan và Bắc Âu. Một anh bạn khác của anh học Industrial Management – University of Vaasa cũng tìm cơ hội ở Turku và Helsinki và sau đó cũng tìm được việc ở Helsinki.
Một cậu bạn Ấn Độ học cùng lớp với tôi, có một bằng thạc sỹ và một vài năm kinh nghiệm làm dự án về logistics. Anh này apply qua Na Uy và được nhận vào một công ty dầu khí lớn ở đó. Hai anh bạn Ấn Độ học IT ở Aalto, một người đang làm cho start-up Đan Mạch, một người khác thì qua Mỹ làm cho Microsoft. Nhìn chung ở Phần Lan, sau khi tốt nghiệp sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ thành công hơn trong việc tìm việc làm.

Việc apply học Tiến sỹ thường dài hơi hơn. Khi đó, bạn phải chuẩn bị một đề án nghiên cứu và liên lạc trao đổi với giáo sư về đề tài trước khi nộp. Đôi khi bạn còn phải thi thêm GMAT hay GRE để apply.Ủy ban Quyền tự do công dân của Nghị viện châu Âu cho rằng các nước thành viên EU có quyền quyết định mình cần cấp bao nhiêu thẻ xanh mỗi năm. Thẻ xanh phải được coi là một quyền lợi của người nhập cư; những người này có quyền khước từ thẻ ngay cả khi họ đáp ứng được mọi tiêu chuẩn đề ra. Nhà cầm quyền một nước EU cũng có thể không chấp nhận một người mang thẻ xanh do nước EU khác cấp.Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu cho rằng các nước thành viên EU không được trực tiếp tham gia làm chảy máu chất xám của các nước thứ ba, đặc biệt trong những lĩnh vực mà nước đó cũng đang thiếu nhân công, như y tế và giáo dục. Các nước EU cũng không được cấp thẻ xanh cho công dân những nước mà họ đã ký kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực nhập cư.Qua thông tin trên, rõ ràng cơ hội dành cho những người có tay nghề cao ở Việt Nam đang thực sự được mở rộng.
Nghi Phương